CẨM NANG CỦA GV VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

CẨM NANG CỦA GV VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
  • Tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cởi mở với các em ngay từ những buổi đầu nhận lớp để các em không cảm thấy lo lắng, sợ sệt khi gặp GV mới (Đặc biệt với HS lớp 1)
  • Điều tra, nắm bắt mọi thông tin của tất cả các HS trong lớp (hoàn cảnh gia đình, sở thích, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của từng em qua nhiều kênh thông tin: Trò chuyện trực tiếp, Phụ huynh, GVCN năm trước,….
  • Cùng HS xây dựng nội quy, những quy định riêng của lớp, Bầu HĐTQ, rèn nề nếp, cách làm việc, các kĩ năng cơ bản trong quá trình học tập….cho các em ngay từ đầu năm học và thực hiện thường xuyên, nghiêm túc để tạo thành những thói quen tốt cho trẻ và giúp các em nhanh thích nghi với môi trường học tập mới. (Nếu có điều bất hợp lý, sẽ điều chỉnh kịp thời)
  • Trong quá trình học, cần nghiên cứu kĩ bài dạy, chuẩn bị tốt các đồ dùng (nếu cần) để có các phương án và hình thức tổ chức hay, phù hợp đối tượng, tạo hứng thú và lôi cuốn HS.
  • Hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ, cẩn thận, thường xuyên khích lệ, động viên các em và đặc biệt quan tâm đến những HS  chậm, yếu.
  • Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong tiết học hoặc trên lớp để có cách giải quyết hợp lý, hiệu quả.
  •  Có những câu hỏi liên hệ gần gũi, phù hợp bài dạy và lứa tuổi để HS trải nghiệm và mở rộng vốn hiểu biết.
  • Góp ý với HS phải thật sự khéo léo, tế nhị để các em luôn thấy mình được tôn trọng, nhận ra lỗi và có thái độ sửa lỗi.
  • Luôn lắng nghe, kiên trì tìm hiểu để hiểu HS và tạo cơ hội cho các em mạnh dạn chia sẻ, bộc bạch những suy nghĩ, ý kiến của mình đặc biệt với những em nhút nhát, rụt rè hoặc quá cá tính để thấu hiểu và có những biện pháp GD phù hợp.
  • Khi mới làm quen với môi trường tiểu học, HS lớp 1 có thể chưa thích nghi với những quy định , vẫn còn đi học muộn, nói chuyện riêng trong giờ học, tự do phát biểu,…. Giáo viên cần nghiêm khắc nhưng hãy tha thứ cho lần đầu các em vi phạm và giảng giải cho HS hiểu. Sau đó, hãy lựa chọn những hình phạt nhẹ nhàng để phạt các em nếu có vi phạm lần sau.
  • Thường xuyên thay đổi chỗ ngồi của HS. HS có cơ hội giao lưu với nhiều bạn trong lớp. Xây dựng mối đoàn kết cho HS trong các HĐ học tập, các trò chơi cũng như các HĐNK để các em gắn kết với nhau.
  • Theo dõi sát sao tình hình của học sinh và kịp thời ghi nhận sự tiến bộ của từng cá nhân để biểu dương kịp thời.
  • Thường xuyên trao đổi thông tin với các giáo viên chuyên biệt, TPT để kịp thời phát hiện những bất thường của HS. Luôn luôn sẵn lòng lắng nghe lời khuyên từ những giáo viên khác. Đồng thời, hãy chia sẻ kinh nghiệm với họ.
  • Phối hợp tốt và đảm bảo thông tin hai chiều với CMHS một cách thường xuyên, kịp thời. HD cho phụ huynh cách dạy con em mình chuẩn bị bài, ý thức tự phục vụ, tự quản, những thói quen vệ sinh cá nhân, giữ gìn đồ dùng sách vở…Khi trao đổi với phụ huynh cần phải rõ ràng, ngắn gọn, trọng tâm. Trao đổi với thái độ khéo léo, thân thiện, gần gũi và tế nhị để từ đó cùng đưa ra biện pháp GD HS sao cho hiệu quả.

                                                                                                                  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *