MỘT SỐ Ý TƯỞNG TỔ CHỨC HĐTNST NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

MỘT SỐ Ý TƯỞNG TỔ CHỨC HĐTNST
NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
(Phạm Thị Kim Oanh – PHT trường TH Nguyễn Bá Ngọc)

            HĐTNST là HĐGD trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV, từng cá nhân HS được vận dụng, thực hành các kiến thức kĩ năng đã học gắn vào với tình huống thực tế và được TNST ở các môi trường học tập khác nhau nhằm nâng cao kiến thức và hiểu biết của bản thân. Qua đó nhằm phát triển năng lực, phẩm chất và tạo cơ hội cho các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Vì vậy, để thực hiện tốt các HĐTNST, nhà trường cần phải xác định rõ mục tiêu của hoạt động để từng cá nhân được tham gia  trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài XH với tư cách là chủ thể của hoạt động.
Làm tốt công tác tuyên truyền, thông qua các buổi họp phụ huynh, HĐNK, các phong trào thi đua của nhà trường, các chương trình, sự kiện, .. mời phụ huynh đến tham dự, cho PH xem các hình ảnh, clip về các HĐTN của HS các khóa của nhà trường hoặc của các trường bạn trong và ngoài tỉnh để các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng và tính hiệu quả của HĐTNST trong quá trình giáo dục các em. Đồng thời lôi kéo được sự đồng thuận, tích cực tham gia ủng hộ và phối kết hợp của phụ huynh vào các HĐTNST của nhà trường.
– Ngay từ phiên họp PHHS đầu năm học, nhà trường cần đưa ra dự kiến các nội dung, hình thức và thời gian tổ chức HĐTNST trong năm học để phụ huynh thảo luận, bàn bạc, thống nhất và tạo được sự đồng thuận của CMHS trước khi tổ chức cho các em đi tham quan trải nghiệm.
– Phải xây dựng và thể hiện rõ nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, đảm bảo tính hệ thống từ nhà trường đến các tổ chuyên môn.
– Căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn và tổ chức thực hiện các HĐTNST một cách linh động, lấy ý kiến đề xuất từ các em  sao cho phù hợp với đặc điểm của cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương. Từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức các HĐTNST cụ thể, chi tiết, nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung học tập trải nghiệm, phương tiện, thời gian, địa điểm cụ thể. Không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức của học sinh. GV có thể lựa chọn những vấn đề thiết thực, gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Như thế mới tạo cho HS được lòng tin với chính bản thân mình trong việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực người học sẽ dần được nâng cao.
– Tổ chức cho HS tự tìm hiểu rõ về đặc điểm địa danh nơi sẽ đến trải nghiệm. Tạo điều kiện cho các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè.
– Phát huy tối đa vai trò của HĐTQ và trao quyền tự chủ cho HS, tổ chức tập huấn cho các em từng bước từ việc lấy ý tưởng đến xây dựng kế hoạch, chuẩn bị…Bồi dưỡng cho các em các kĩ năng như: kĩ năng điều hành, làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thập xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định. Những kỹ năng đó sẽ giúp các em giải quyết tốt các yêu cầu của HĐTNST.  
– HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong 
tập thể. Khi tham gia HĐTNST đòi hỏi HS phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Vì vậy GV cần quan tâm và tạo cơ hội tối đa cho tất cả HS tham gia vào cả quá trình của HĐTNST.
– Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTNST để lồng ghép, tích hợp kiến thức các môn học qua đó hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp cho các em. Tổ chức các hoạt động TNST gắn vào với chủ đề năm học, chủ đề từng tháng, lồng ghép các nội dung giáo dục, tổ chức các hoạt động giao lưu; tham quan dã ngoại…với nhiều hình thức khác nhau như hoạt động CLB, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu hóa, các chương trình, sự kiện, Game show… hoặc là một buổi tham quan dã ngoại, trải nghiệm sáng tạo trong đó lồng ghép, tích hợp kiến thức của nhiều môn học… Tận dụng tối đa CSVC hiện có, sử dụng từng m2 trên sân trường, trong lớp học…để tổ chức cho các HĐTNST phù hợp và hiệu quả cho HS sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, nội dung kiến thức và lứa tuổi của HS ở từng khối lớp. Ngoài ra, cũng có thể tổ chức ở nhiều môi trường khác nhau với các không gian mở: trong lớp, trên sân trường, trang trại, công viên, vườn rau, khu di tích lịch sử…. nhằm tạo hứng thú cho mọi đối tượng HS, để các em phát huy được hết khả năng của mình.Từ đó việc giáo dục sẽ diễn ra một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng, vừa mang lại hiệu quả học tập cho các em, vừa thu hút sự tham gia tích cực của PH.
– GV cần kiểm soát tốt việc học tập của học sinh qua HĐTNST và thể hiện rõ phương án, biện pháp đảm bảo an toàn cho CBGV và HS.
– Các HĐTNST được thực hiện từ nguồn XHHGD nên cần tổ chức thiết thực, ý nghĩa, an toàn và tiết kiệm. Nhà trường nên huy động sự ủng hộ của các tổ chức, GV, phụ huynh để đảm bảo tối đa số HS được tham gia trải nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *