BÁO CÁO Tham luận áp dụng mô hình dạy học VNEN

                   Kính thưa: Quý vị đại biểu, các đ/c lãnh đạo PGD,….
1. Qua nghe báo cáo tổng kết của PGD:…. Năm học 2013 – 2014 đã kết thúc, kết quả đạt được của ngành GD TP nói chung, trường TH Nguyễn Bá Ngọc nói riêng có rất nhiều kết quả đáng khích lệ: chất lượng GD, số HS đạt giải, chất lượng đội ngũ…. thu hút HS. Đó là kq sự đổi mới đúng hướng.
2. Ý kiến về việc lựa chọn nội dung dạy học theo mô hình VNEN
Việc áp dụng nhân rộng mô hình VNEN trong năm học 2013-2014 được nhà trường hết sức quan tâm. Tôi luôn trăn trở, lo lắng làm sao nhân rộng mô hình này cho những khối lớp nào, phải lựa chọn nội dung, hình thức để đảm bảo sự linh hoạt, vừa sức, phù hợp với xu hướng đổi mới và đặc điểm riêng của trường, với đối tượng HS và điều quan trọng hiệu quả rõ rệt, tốt hơn PP CCM đang thực hiện.
* Khó khăn: + CBQL, GV chưa được tập huấn bài bản về mô hình VNEN
          + Không có tài liệu HD học tập theo VNEN
          + Kinh phí để phô tô tài liệu học tập cho HS (điều kiện sống của ND thấp)      
+ Bước đầu nhân rộng mô hình nên GV, HS còn lúng túng.
+ Đội ngũ (có người tuổi cao, có GV CM hạn chế)
+ Khối lớp 2 HS còn nhỏ nên kỹ năng giao tiếp,chia sẻ, điều hành nhóm chưa tốt và Khó khăn khác: phòng học 2 gian chật, có nhiều HS khó khăn, mồ côi.,..
* Thuận lợi: – do kiểm soát tốt nên chất lượng đại trà ổn định, bền vững
                       – Đội ngũ nhiệt tình, tâm huyết; CBQL đều là nòng cốt CM.
* Lựa chọn nội dung nhân rộng: các khối lớp (tổ chức lớp học; Trang trí lớp học theo mô hình VNEN; Áp dụng phương pháp dạy học theo VNEN ở một số môn học và một số tiết học; Thiết kế tài liệu học tập theo VNEN ở 1 số tiết, 1 số môn.)
* Biện pháp: – Công tác chỉ đạo: Nhà trường có sự bàn bạc thống nhất từ BGH, TTCM đến GV, quyết tâm cao, khó khăn vẫn làm, vừa làm vừa học hỏi, vừa tháo gỡ khó khăn, phương châm làm đâu chắc đấy và mục tiêu: nhân rộng có chọn lọc, phù hợp với đối tượng và lồng ghép GD kĩ năng sống.
+ Đưa nội dung nhân rộng mô hình VNEN và KH năm học của trường, tổ CM và phổ biến nhiệm vụ năm học và tinh thần chỉ đạo của PGD tới tất cả các GV qua các buổi họp HĐGD và SHCM  để họ nắm chắc quan điểm chỉ đạo tinh thần, kĩ thuật trong HĐ đổi mới, nhân rộng dạy học theo VNEN.
+ Chỉ đạo GV tự thiết kế tài liệu học tập và soạn giảng theo VNEN tối thiểu 2 tiết/tuần, bám sát chuẩn KT-KN, tài liệu SGK hiện hành và tài liệu HD học theo VNEN của các khối lớp. Chỉ đạo điểm 1 số lớp, 1 số GV sau đó nhân rộng khối, …
– Công tác tư vấn, hướng dẫn, BD GV.
+ CBQL là nòng cốt CM “vào cuộc” đi đầu trong các HĐ đổi mới, nắm chắc tinh thần, kĩ thuật đổi mới: thực hiện soạn giảng, thiết kế và dạy ở một số tiết, một số HĐ cho GV dự (vấn đề khó: HD cách gợi mở cho HS đặt câu hỏi và bày tỏ chia sẻ ý kiến, quan điểm; cách điều hành nhóm của HS, cách GV kiểm soát HĐ nhóm đặc biệt là HS Y). Sau đó cùng cốt các nhà trường phân tích tài liệu, tiết dạy rồi mới có chỉ đạo, thống nhất nội dung, cách thiết kế tài liệu học tập và các bước lên lớp. Trong QL cũng áp dụng mô hình này (các ban…, HĐTQ đối với GV)
+ Trong buổi SHCM, tập huấn lại các bước cơ bản và đưa ra KK cần tháo gỡ trong việc áp dụng nhân rộng mô hình VNEN VD:
++ Thống nhất nội dung, cách thiết kế tài liệu học tập và các bước lên lớp. Liên hệ với trường trong dự án để mượn tài liệu HD VNEN để tham khảo.
++ Tổ chức chuyên đề cấp trường với 2 tiết chính: Tập đọc lớp 5 và Toán lớp 3
Sau đó áp dụng CĐ tại các lớp (từng tiết học, từng GV có gì được, chưa được để điều
chỉnh) đến khi GV và HS đã thực hiện được mới tiếp tục CĐề LTVC, TNXH,….
+ Tư vấn cho GV cách HD các nhóm trưởng kỹ năng điều hành nhóm, kỹ năng chia sẻ, phản hồi trong các tiết học phải thường xuyên, có sự luân phiên HS…
          ++ Tổ chức cho GV đi dự giờ học tập về PP tại trường trong dự án. Sắp xếp thời gian cho GV đi dự giờ lẫn nhau, dự cốt cán (có thể nghỉ 1 buổi, 1-2 tiết.)
          ++ Tổ chức hội giảng theo hướng có áp dụng dạy học theo mô hình VNEN; khuyến khích GV làm tốt, tiết học tốt, HĐ tốt “ nhân rộng của nhân rộng”.
          ++ BD GV qua: Dự giờ, kiểm tra, rút kinh nghiệm, tư vấn giúp đỡ GV thực hiện rất linh hoạt (khi kiểm tra, dự giờ nhanh chỉ 1 HĐ, trong HĐ đó quan tâm đến việc GV kiểm soát HĐ nhóm của HS và việc GV quan tâm đến HS yếu ra sao, điều hành nhóm trưởng,… hoặc dự giờ // 1 hoạt động của các lớp cùng khối,…), Tư vấn tại chỗ, trực tiếp và gián tiếp qua TTCM, yêu cầu từ thấp đến cao.
++ Áp dụng linh hoạt mô hình này trong các tiết dạy: K cứ phải thực hiện đủ 10 bước; 1 số tiết học Toán, LTVC,…áp dụng vào 1 số hoạt động. Song phải đảm bảo các bước cơ bản, làm nổi bật bản chất của mô hình VNEN là: Coi quá trình tự học của HS là trung tâm HĐGD, GV là người hướng dẫn, đồng hành với HS, giúp HS tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức thông qua kĩ năng tương tác đa chiều.
          – KT đánh giá: KT chuyên đề, KT HĐSP Nhà giáo tập trung sâu và nội dung (thiết kế tài liệu, hoạt động học nhóm, sự kết nối giữa HĐTQ với các hoạt động học- sự hợp tác kĩ năng tương tác của HS, đặc biệt đối tượng HS yếu được GV quan tâm bù lấp KT- KN ntn để ngay trong từng HĐ; HS yếu phải được tham gia và nắm KT cơ bản). KT nhanh, KT đột xuất phải thường xuyên, tập trung vào ND nhân rộng.
– BP khác: Vận động cha mẹ, XHH về kinh phí để phô tô tài liệu học tập cho HS (Bàn với CM HS,  tuyên truyền vai trò, lợi ích ….PH thông suốt ủng hộ đổi mới)
           * Kết quả – GV biết áp dụng mô hình VNEN vào giảng dạy khá tốt.
          – 100% các tiết tập đọc từ khối 2- 5 tự thiết kế và soạn giảng theo mô hình VNEN. Các tiết dạy khác GV áp dụng linh hoạt trong các HĐ.
          – HS tích cực, chủ động trong các HĐ học tập, có kỹ năng chia sẻ điều hành. HĐ nhóm có chiều sâu. Chất lượng nâng cao: 82 % HS khá, giỏi. Nhiều hoạt động ứng dụng, thực hành và tích hợp GD kĩ năng sống: CT Cho em c/ sống tươi đẹp,… => HS được phát huy năng lực, bộc lộ bản thân.
          – GV đổi mới PP có chiều sâu, nói ít, chủ yếu là chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ HS. Nhiều hoạt động được chuyển giao linh hoạt cho HS, có hiệu quả VD: điều hành các HĐ chia sẻ, chốt KT (nhiều hình thức); Kết nối HĐTQ với các HĐ học của Ban học tập, ban VN, ban ngoại giao; kết nối các công cụ lớp học với HĐ học như góc T. Viện với T. Việt, góc học tập với Toán, T.Việt; HS làm quen với lôgo và sử dụng tài liệu tự thiết kế đi từ cá nhân, cặp, nhóm => HS tích cực, tự tin…
          – Phòng, Sở GD đến dự giờ đều đánh giá cao việc nhân rộng mô hình VNEN của nhà trường linh hoạt, phù hợp (từ thiết kế tài liệu, HĐ học…)
          – Cha mẹ HS nhiệt tình, ủng hộ về V/c và tinh thần để trường nhân rộng mô hình này. Năm 2014- 2015, đồng tình cao mua tài liệu HD học theo VNEN.
          * Đề xuất, kiến nghị: Tài liệu VNEN cần được cung cấp trước năm học mới.
          – Cấp phát cho các trường chưa tách tài khoản bộ tài liệu học tập theo VNEN để giáo viên sử dụng; Tăng cường đội ngũ GV có chuyên môn vững vàng, BD tại chỗ    – Chỉ đạo các trường không trong dự án tiếp tục lựa chọn nội dụng phù hợp của mô hình trường học VNEN để nhân rộng.
          – Tập huấn, tổ chức các CĐ dạy học theo VNEN cấp TP.- PGD KT tư vấn…
          – Tăng cường CSVC (mở rộng diện tích, xây phòng (do đổi mới, tăng HS).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *