Phối hợp giữa nhà trường, cộng đồng và gia đình trong việc GD HS.

Phối hợp giữa nhà trường, cộng đồng và gia đình trong việc GD HS.

          Kính thưa:……………………………………………………………………………………………….
 
Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) đã được nhà trường thực hiện nhân rộng. Sau 3 năm triển khai thực hiện, mô hình trường học VNEN đã khẳng định được ưu điểm của nó. Đó là mô hình của sự sáng tạo. Trong quá trình thực hiện, nhà trường có thuận lợi và Khó khăn sau:
* Thuận lợi: Cơ bản đội ngũ nhiệt tình, tâm huyết, chất lượng được K. soát tốt
* Khó khăn: Khi triển khai nhân rộng mô hình VNEN, cha mẹ băn khoăn “con họ ngồi chơi không thể tự học…”;  vẫn có GV ngại đổi mới, vì phải học lại,… việc phối hợp với cha mẹ HS nhưng hiệu quả còn thấp do e ngại.
– Một số HS có hoàn cảnh KK, không cha mẹ thuộc TTBTXH, 1 số HS ở với ông bà; địa bàn dân cư kinh tế GĐ học sinh hầu hết còn nghèo, làm nghề tự do, mải làm ăn => Quan tâm đến HS, đến nhà trường chưa được nhiều.
* Một số giải pháp và kết quả sau 3 năm thực hiện.
Khi triển khai mô hình VNEN, việc phối hợp giữa nhà trường, cộng đồng và gia đình trong việc GD HS là hết sức quan trọng nhằm huy động tối đa các nguồn lực (nhân lực, vật lực, trí lực, tài lực) => Tạo các điều kiện để công tác GD HS tốt hơn.
1. Nâng cao nhận thức cho GV, cha mẹ HS: bàn bạc thống nhất từ Chi bộ, BGH, TTCM đến GV, PH quyết tâm cao; nói rõ quan điểm: khó khăn vẫn làm, vừa làm vừa học hỏi, vừa tháo gỡ khó khăn, phương châm làm đâu chắc đấy; mục tiêu: nhân rộng có chọn lọc, phù hợp với đối tượng; coi việc nhân rộng VNEN là bước đột phá “đi tắt đón đầu”. Nếu nhân rộng HS được gì? nếu không làm GV, HS sẽ bị thiệt thòi, tụt hậu; giải thích, phân tích để PH hiểu (có lợi cho HS,  tự học không có nghĩa là không có sự hỗ trợ của GV mà HS tự tương tác đọc tài liệu để nắm bắt KT) => Tạo tâm thế sẵn sàng đổi mới (không chỉ PP dạy- học mà đổi mới tất cả các HĐGD)
+ Phối hợp với PH trong dạy- học: Khi đã nhân rộng, mời cha mẹ đến dự giờ xem con học, HD cha mẹ cùng con thực hiện hoạt động UD mang tính chất thực hành tại nhà, đặc biệt sự kết nối giữa nhà trường với gia đình thông qua cuốn sổ ghi chép của lớp (viết về các HĐ của lớp, HD học sinh các kĩ năng, trao đổi về nuôi dạy và GD HS, cảm nhận của cha mẹ về các HĐGD của nhà trường, những điều tâm đắc, góp ý,…) => Đó là những thông tin bổ ích, ý nghĩa tạo sự gắn kết, đưa cha mẹ HS vào cuộc, quan tâm đến con, đến nhà trường hơn.
+ Lựa chọn ưu tiên giải pháp nâng cao chất lượng, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với việc nghiên cứu, điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học, tổ chức các chuyên đề, đặc biệt có 01 chuyên đề về “HD học sinh kĩ năng báo cáo các HĐGD cùng với GVCN trong buổi họp PH” được PH đánh giá cao (chưa bao giờ thấy HS cùng họp với GV CN) học như thế nào? được làm gì? tham gia các HĐ gì? chính con em họ trình bày họ tin tưởng. Khi cha mẹ HS thích, tôi phân tích luôn đó chính là sản phẩm của GD theo mô hình VNEN. Ngoài ra phối hợp NT, cộng đồng và cha mẹ HS trong HĐGD khác.
2. Áp dụng mô hình VNEN vào công tác Quản lý đề cao vai trò GV, cha mẹ HS và cộng đồng: Thành lập HĐTQ GV phân ra các Ban như: Ban ngoại giao, sức khỏe và đời sống, PP và công nghệ thông Tin, CSVC và tổ chức CT, sự kiện (mời đại diện cha mẹ HS tham gia HĐTQ), GVCN ở ban nào thì đại diện cha mẹ HS lớp đó ở Ban đó cho phù hợp. Mục đích gắn thêm trách nhiệm PH, biến công việc của nhà trường thành việc của PH, của cộng đồng (từ việc nhỏ- lớn) đều có PH tham gia. Công việc này được làm ngay từ đầu năm học mới: Từ việc họp PH, GV nhận lớp, mời đại diện PH đến trao đổi tham vấn nội dung họp trước khi cuộc họp toàn thể cha mẹ HS diễn ra. Sau đó, căn cứ vào thực tiễn, nhiệm vụ năm học với chủ đề”Trung thực, trách nhiệm, tất cả vì HS thân yêu“, xây dựng trường học với 6 giá trị căn bản: An toàn- Thân thiện- Tự tin- chất lượng- Hiệu quả- Hội nhập” => xác định rõ nhiệm vụ: tự giải quyết khó khăn kết hợp với XD mô hình” Khát vọng và Lòng nhân ái” nhằm GD giá trị sống, KN sống cho HS.
+ Nhà trường dự kiến KH và triển khai rộng rãi GV, cha mẹ HS được tham gia bàn ngay từ đầu năm học VD: Năm học này tổ chức những CT HĐ GDNGLL lớn gì, tên CT hoạt động, Ý nghĩa của từng CT- Tháng 11, CT “Khát vọng và lòng nhân ái”; Tháng 1 “Ga la…., tháng 3″Thiếu nhi…,… (phân tích rõ lợi ích khi tổ chức các CT, hoạt động cho HS để PH biết); đi dã ngoại mấy lần/ năm; từng khối đi tham quan, dã ngoại 1 lần/ năm; CLB được tổ chức 2 lần/ tháng; mỗi lớp 2 tiết mục văn nghệ/ năm; 1 số chuyên mục/ tháng,… Mỗi CT và hoạt động GDNGLL được diễn ra đều rất cần sự chung tay của cha mẹ HS, cộng đồng về nhân lực, kinh phí, sự hiến kế, tư vấn của cha mẹ HS (ý tưởng, cách làm hiệu quả, tận dụng mối quan hệ để khai thác thêm nguồn lực khác=> Đề cao vai trò của PH, đề cao vai trò của TTCM, GV) chứ thày cô, HS nếu không có PH không thể làm được.
+ Khi được sự đồng thuận cao, GV và cha mẹ HS nắm được CT, kế hoạch cụ thể, nhà trường tiến hành cho các khối lớp (GV+ PH) bàn, lựa chọn thời gian, địa điểm, nội dung học tập đăng kí với nhà trường để đưa vào khung chương trình hoạt động kế hoạch chỉ đạo của nhà trường (K1 đi dã ngoại tại Trường TH Bản Qua – Bát Xát và thăm đồn Biên Phòng; K2 đi học tập tại TH Thống Nhất, K3 tương tự với các Khối khác,…và cụ thể chủ đề học tập là gì?). Trong quá trình thực hiện có thể xê dịch về thời gian, kịp thời điều chỉnh và có giải pháp tháo gỡ KK kịp thời (nếu có); thông báo lại cho cha mẹ HS để họ sắp xếp công việc tham gia, coi như một việc của PH => đạt hiệu quả cao (vui vẻ, an toàn, thân thiện, hào hứng muốn tham gia nhiều hơn)
3. Xây dựng hệ thống KH tác nghiệp: KH bài bản, phân công rõ người, rõ việc, gắn trách nhiệm chính ở từng mảng việc.VD: CT “Khát vọng và lòng…” phân công  cho TTCM khối 1, 2; CT” Ga la… ” phân công cho TTCM khối 3,4,5; CT” Thiếu nhi…” phân công cho 1 đ/c cấp ủy + ĐTN+ TPT=> buộc phải phối kết hợp tốt. Ngoài ra các TTCM là đầu mối của mọi hoạt động đồng thời là chủ nhiệm các CLB, chịu trách nhiệm về các hoạt động tham quan, dã ngoại của tổ khối.
4. Làm tốt khâu tuyên truyền, vận động: Áp dụng mô hình “dân vận khéo“, Không chỉ BGH, mà 100% TTCM, GV, NV cùng tham gia, vào cuộc tuyên truyền vận động, ai cũng có nhiệm vụ, bỏ qua tâm lý e ngại; tuyên truyền qua Panô, áp phích, khẩu hiệu, kịch, tiểu phẩm được sân khấu hóa thông qua các giờ chào cờ, HĐGD NGLL, GD kĩ năng sống, giờ SHL, CLB, chuyên mục qua bảng tin,…cha mẹ vừa giúp công sức đến dạy các con văn nghệ, đóng TP, làm bánh, say sinh tố, xoài dầm,…vừa hỗ trợ kinh phí mua nguyên vật liệu cho các hoạt động trên.
+ Tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh, truyền hình; nhờ vào PH biến những CT của nhà trường (Khát vọng và lòng nhân ái) gần giống với CT của Đài truyền hình (chắp cánh ước mơ), phối hợp với truyền thanh truyền hình tổ chức các CT, sự kiện có hiệu quả. Lúc đầu là ý tưởng, sau mời truyền hình tham gia thảo luận để được việc cho cả 2, cùng nhau xây dựng CT, từ đó công tác XHH được biến hóa linh hoạt để tăng cường ngoại lực: ngay chính người làm truyền hình cũng có thể cung cấp thông tin, địa chỉ các nhà hảo tâm để nhà trường khai thác thêm. Ai ủng hộ được mời đến trao tận tay HS KK, họ được lên sóng truyền hình,…Các hình ảnh hoạt động của nhà trường cũng được lên sóng mà không tốn kém, cha mẹ, thích thú, trầm trồ khen ngợi.
5. Huy động sự chung tay của gia đình, cộng đồng nhằm phát huy nội lực:
Mỗi một CT hay một hoạt động ngoại khóa trước khi diễn ra bao giờ GVCN mời PH đến bàn;  GV vận động cha mẹ trong lớp (ai có thể ủng hộ công; ai có thể ủng hộ kinh phí, ai ủng hộ vật lực…), GV có sổ ghi chép, phần này phải làm rất khéo và tế nhị không bổ đầu HS nhưng vẫn đảm bảo 100% HS được tham gia (kể cả HS KT, HS TTBT, HSKK) đồng thời công khai sự ủng hộ đó vào các dịp có thể cả trường, cả lớp => tùy từng CT, từng HĐ để GV huy động, đảm bảo huy động đến PH nào thì PH đó ủng hộ, thậm chí PH thích ủng hộ, làm việc thiện, nhiều người muốn làm việc tử tế bởi họ tin tưởng. Với TTBTXH, nhà trường phối hợp chặt chẽ, huy động nhân viên hỗ trợ các CT lớn và các hoạt động GDNK,…
– Các HĐGD, các CT của nhà trường đều mời cha mẹ, cá nhân tham gia (không chỉ đến dự, chứng kiến) mà họ thực sự cùng bàn bạc với GV chủ nhiệm xem làm thế nào cho hay, cho tốt, họ ủng hộ được gì?. Mọi công việc: từ họp bàn cha mẹ HS của GV, đến việc phân công tổ chức các sự kiện, CT, nhà trường đều sát sao đôn đốc, cùng GV giải quyết khó khăn, bàn cách thực hiện nhưng để ngỏ sự sáng tạo cho GV. VD: tổ chức CT” Khát vọng và lòng nhân ái”; muốn đổ bê tông khu vực để xe hay làm đẹp cảnh quan trường, lớp (sơn tường rào),…. đều phải có dự kiến kinh phí, khối lượng công việc, nhân công,.. huy động sao cho hiệu quả; Nếu GV gặp khó khăn, BGH hỗ trợ để giải quyết vướng mắc kịp thời.
– Ngoài ra, coi việc cha mẹ HS các lớp đến lớp, đến trường tham gia các hoạt động được coi là 1 trong các tiêu chí đánh giá thi đua các lớp và GV; đặc biệt đề cao cái tâm, tấm lòng của mọi người, không chê ít, chê thiếu; Truyền “lửa, châm ngòi” và gửi tâm, tình của mình vào việc đó, tạo động lực, gần gũi, thân thiện khích lệ HS, đội ngũ, cho cha mẹ HS bằng quan niệm sốngNếu đủ đầy mới làm việc tốt thì sẽ không bao giờ đủ”, “mỗi ngày hãy chọn một niềm vui“. Sau mỗi HĐGD, Cuối HK, cuối năm học bao giờ có sơ, tổng kết đánh giá nội dung này: cá nhân nào, lớp nào tham gia tích cực, khen ngợi (không thưởng); gửi lời cảm ơn của NT, công khai đến cha mẹ HS trong buổi họp để mọi người cùng biết, gửi thư cảm ơn hoặc ĐT cảm ơn doanh nghiệp đã quan tâm ủng hộ. Kết quả: NT- PH và cộng đồng phối hợp thường xuyên, liên tục và đạt hiệu quả cao, XHH ủng hộ nhiều lượt HS nghèo, HS KK ……
* Để làm tốt được việc đó, chúng tôi đề xuất:
1. Xác định rõ mục đích, ý nghĩa của việc phối hợp giữa NT- PH- cộng đồng, với phương châm “tất cả vì HS thân yêu”; khó không nản, dễ không coi nhẹ.
2. Sự nhiệt huyết, Quyết liệt, quyết tâm và cách làm (huy động bằng nhiều cách) và gửi cái” tâm, cái “tình” của cả đội ngũ.
3. Đề cao tính tiên phong gương mẫu đi đầu của CB, đảng viên, GV, PH và thực hiện tốt nhân rộng điển hình tiên tiến.
4. Phát huy nội lực và tăng cường ngoại lực, nuôi dưỡng các nguồn lực.
5. Chủ động, sẵn sàng cho các HĐGD có sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ HS, việc nhỏ- ý nghĩa lớn, cộng đồng trách nhiệm mới tạo nên hiệu quả.
6. Việc phối hợp giữa NT- PH- cộng đồng diễn ra TX, liên tục phù hợp với điều kiện thực tế của trường, phù hợp với nhiệm vụ từng năm học.
                                Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc Thành phố Lào Cai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *